Phát triển bản thân

Tổn thương tâm lý từ gia đình

tổn thương tâm lý từ gia đình

Tổn thương tâm lý từ gia đình

Trải nghiệm đau thương là bất kỳ sự kiện nào trong cuộc sống gây ra mối đe dọa đối với sự an toàn của chúng ta và có khả năng khiến cuộc sống của chúng ta hoặc cuộc sống của người khác mà chúng ta sống cùng gặp nguy hiểm. Kết quả là, một người trải qua mức độ đau khổ cao về cảm xúc, tâm lý và thể chất, tạm thời làm gián đoạn khả năng hoạt động bình thường của họ trong cuộc sống hàng ngày.

Cách chúng ta phản ứng với tổn thương tâm lý

Mỗi người trong gia đình sẽ phản ứng với sự kiện đau buồn theo cách riêng của họ, tùy thuộc vào vai trò, độ tuổi và đặc tính cá nhân, ngay cả khi mọi người  đều trải qua cùng một trải nghiệm. Nếu các thành viên trong gia đình không hiểu trải nghiệm của nhau thì có thể dẫn đến hiểu lầm, không giao tiếp được với nhau và các vấn đề khác. Ngay cả khi bạn không thể hiểu chính xác những gì một thành viên khác trong gia đình đang phải trải qua, việc nhận thức được những phản ứng thông thường và ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống gia đình có thể giúp mọi người đối phó tốt hơn về lâu dài. Trong một gia đình, các thành viên khác nhau có thể trải qua những phản ứng khác nhau và điều này cần được hiểu rõ.

Những dạn phản ứng với tổn thương từ gia đình

Mọi người phản ứng theo những cách khác nhau trước những sự kiện đau buồn là điều bình thường. Tuy nhiên, đôi khi phản ứng của mọi người có thể mâu thuẫn với nhau. Một người có thể thu mình và cần thời gian cho bản thân, trong khi người kia cần bạn đồng hành và muốn nói về điều đó. Mặc dù điều này đôi khi có vẻ khá khó hiểu, nhưng việc để một người có không gian cần thiết để hiểu những phản ứng của chính họ có thể vô cùng hữu ích. Đối với gia đình, một số phản ứng thông thường có thể bao gồm:

  • Cảm xúc mạnh – bao gồm lo lắng, sợ hãi, buồn bã, tội lỗi, tức giận, dễ bị tổn thương, bất lực hoặc tuyệt vọng. Những cảm giác này sẽ không chỉ áp dụng cho sự kiện mà còn cho các lĩnh vực bình thường khác của cuộc sống. Sẽ hữu ích nếu bạn không nhìn nhận chúng một cách cá nhân và nhớ rằng chúng đang xảy ra bởi vì những gì đã xảy ra và giảm dần khi phục hồi.
  • Các triệu chứng về thể chất – bao gồm đau đầu, buồn nôn, đau dạ dày, mất ngủ, giấc ngủ không sâu, mộng mị, thay đổi cảm giác thèm ăn, đổ mồ hôi và run rẩy, đau nhức hoặc tình trạng bệnh lý đã có từ trước trở nên tồi tệ hơn.
  • Suy nghĩ bị ảnh hưởng – bao gồm gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc suy nghĩ rõ ràng, trí nhớ ngắn hạn, lập kế hoạch hoặc đưa ra quyết định, không có khả năng tiếp thu thông tin, tái diễn những suy nghĩ về sự kiện đau buồn, nghĩ về những bi kịch khác trong quá khứ, suy nghĩ bi quan hoặc không có khả năng đưa ra quyết định.
  • Thay đổi hành vi – bao gồm giảm hiệu suất làm việc hoặc học tập, chuyển sang chế độ ăn uống thay đổi, sử dụng ma túy hoặc rượu, không thể nghỉ ngơi hoặc giữ yên, thiếu động lực để làm bất cứ điều gì, tăng tính hung hăng hoặc tham gia vào hành vi tự hủy hoại hoặc tự làm hại bản thân.

 

Những ảnh hưởng từ tổn thương tâm lý trong cuộc sống về sau

Mối quan hệ gia đình có thể thay đổi trong vài tuần, thậm chí vài tháng sau sự kiệng tổn thương tấm lý xảy ra. Vì thời gian đã trôi qua, các thành viên trong gia đình đôi khi không nhận ra những thay đổi có liên quan trực tiếp đến sự kiện như thế nào.

Đôi khi, phản ứng đối với một sự kiện đau buồn hoặc đáng sợ có thể mất nhiều thời gian mới thể hiện ra. Trong một số trường hợp, có thể nhiều năm sau các vấn đề mới nảy sinh – có lẽ chỉ sau một vụ kiện của tòa án, yêu cầu điều tra hoặc quy trình chính thức khác liên quan đến sự kiện. Điều này có thể xảy ra nếu người đó rất bận rộn với việc giúp đỡ người khác hoặc giải quyết các vấn đề liên quan, chẳng hạn như bảo hiểm, xây dựng lại, tái định cư, các quy trình pháp lý hoặc các vấn đề tài chính. Thường thì các phản ứng có thể xuất hiện khi mọi thứ trở lại bình thường.

Mỗi gia đình đều khác nhau, nhưng những thay đổi đối với các mối quan hệ trong gia đình có thể bao gồm:

  • Các thành viên trong gia đình có thể trở nên nóng tính hoặc cáu gắt với nhau, có thể dẫn đến tranh cãi và xích mích.
  • Họ có thể mất hứng thú với các hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả hơn ở nơi làm việc hoặc ở trường.
  • Trẻ có thể đeo bám, hay khóc, hay đòi hỏi, bất hợp tác hoặc nghịch ngợm
  • Thanh thiếu niên có thể trở nên phụ thuộc và chưa trưởng thành, hay tranh luận, đòi hỏi hoặc nổi loạn
  • Các cá nhân có thể cảm thấy bị bỏ rơi và hiểu lầm.
  • Một số thành viên trong gia đình có thể làm việc quá sức để giúp đỡ những người thân yêu, họ bỏ bê việc chăm sóc bản thân.
  • Các  thành viên trong gia đình có thể cảm thấy ít gắn bó hoặc ít thân thiết với nhau hơn.
  • Cha mẹ có thể gặp vấn đề về tình cảm hoặc tình dục trong mối quan hệ của họ.
  • Mọi người đều cảm thấy kiệt sức và muốn được hỗ trợ, nhưng không thể đáp lại nhiều.

 

Các cách để vượt qua hoặc phục hồi tâm lý sau tổn thương

Một số điều bạn có thể làm để giảm thiểu các biến chứng và hỗ trợ sự phục hồi tâm lý của nhau bao gồm:

  • Hãy nhớ rằng việc phục hồi cần có thời gian. Chuẩn bị cho các thành viên trong gia đình vượt qua giai đoạn căng thẳng và cắt giảm những nhu cầu không cần thiết để tiết kiệm năng lượng cho mọi người.
  • Đừng chỉ tập trung vào các vấn đề. Hãy dành thời gian rảnh rỗi để ở bên nhau, thư giãn và làm những điều thú vị, nếu không, căng thẳng sẽ không thể giảm bớt
  • Tiếp tục giao tiếp với nhau. Đảm bảo rằng mỗi thành viên trong gia đình cho những người khác biết điều gì đang xảy ra với họ và cách giúp họ. Cha mẹ có thể phải làm mẫu cho trẻ em cách chúng trò chuyện cùng nhau và chấp nhận phản ứng của nhau.
  • Lên kế hoạch cho thời gian đi chơi thường xuyên và duy trì các hoạt động bạn yêu thích trước đây – ngay cả khi bạn không cảm thấy thích thú lắm. Bạn có thể sẽ cảm thấy thích thú nếu bạn nỗ lực. Tận hưởng và thư giãn xây dựng lại năng lượng cảm xúc.
  • Theo dõi tiến trình phục hồi của gia đình bạn và những gì đã đạt được. Đừng chỉ tiếp tục suy nghĩ về những gì còn phải làm.
  • Hãy tích cực và khuyến khích, ngay cả khi thỉnh thoảng, mọi người cần nói về nỗi sợ hãi và lo lắng của họ. Nhắc nhở bản thân rằng gia đình sẽ vượt qua thời kỳ khó khăn và thường mạnh mẽ hơn
  • Cố gắng tổ chức các cơ hội thường xuyên để chỉ ‘đi chơi’. Đôi khi, khi cha mẹ dành toàn bộ sự quan tâm cho con cái, những cảm giác gần gũi và giao tiếp cũng theo đó mà xuất hiện.

Căng thẳng do tổn thương tâm lý trong già đình có thể gây ra phản ứng rất mạnh ở một số người và có thể trở nên liên tục hoặc dẫn đến những thay đổi vĩnh viễn trong lối sống gia đình mà họ không mong muốn. Bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia nếu bạn cảm thấy mình không thể thoát ra khỏi đó. 

Lược dịch và tham khảo:  https://www.betterhealth.vic.gov.au/

 

 

You Might Also Like