Khai vấn - Coaching

Những khoảng im lặng trong coaching

Những khoảng im lặng trong coaching

Một trong những kỹ năng quan trọng và thách thức nhất trong Coaching với Phương là gì?
Câu trả lời được gọi tên: Những khoảng lặng.

Lâu lâu, khi những khoảng im lặng chạm tới được coachee, khiến họ thay đổi về tư duy hay góc nhình. Phương hay ngồi nghe lại, nhìn lại phiên coach để rút kinh nghiệm, và vẫn hay đặt tên cho nó là “Khoảng im lặng hùng tráng”.

Sự im lặng khi xuất hiện trong cuôc trò chuyện bình thường được coi là không thoải mái hoặc khó xử, khó chịu. Chúng ta không quen thuộc lắm với nó và trong cuộc trò chuyện hàng ngày, chúng ta thường cố gắng lấp đầy những khoảng trống.
Có một câu chuyện Thiền nói về sự giữ im lặng như sau:
“Ba nhà sư từng được thầy của họ nói rằng chìa khóa của sự giác ngộ nằm trong sự im lặng. Các nhà sư sau đó thề sẽ im lặng. Sau một thời gian ngắn, nhà sư thứ nhất nói, “Im lặng đúng là điều quá khó,” và nhà sư thứ hai trả lời, “Đồ ngốc, ông vừa mới nói đấy!” sau đó nhà sư thứ ba thở dài và nói, “Tôi là người duy nhất chưa nói.”
Im lặng cũng là một hình thức giao tiếp bên cạnh lời nói. Nó sẽ tồn tại với nhiều tầng nghĩa khác nhau, truyền đạt những thông điệp khác nhau và ý nghĩa của nó phụ thuộc vào ngữ cảnh. Mặc dù có những lúc việc sử dụng sự im lặng có thể cản trở giao tiếp, nhưng cũng có cách sử dụng sự im lặng mang tính xây dựng, giúp nâng cao và củng cố các mối quan hệ.

 

Dưới đây là một số khoảng lặng tích cực xuất hiện trong các buổi coach và giúp ích cho một phiên coach:
Sự im lặng quan tâm: Loại im lặng này cung cấp một nơi an toàn để khách hàng có thể tin tưởng và cởi mở hơn. Trọng tâm là khách hàng và mục tiêu của họ. Coach hướng sự chú ý của mình đến khách hàng để xây dựng lòng tin và sự gắn kết. Sự im lặng này thể hiện sự đồng cảm, tôn trọng, lắng nghe và hỗ trợ.
Sự im lặng bận rộn: Đây là khoảng thời gian Coach dành cho Coachee để họ xử lý thông tin, cố gắng tiếp thu một ý tưởng mới hoặc phản ánh về quy trình. Coachee suy nghĩ và tạo ra các kết nối. Ví dụ, một câu hỏi thăm dò sẽ gợi lên sự im lặng và câu trả lời sẽ chậm vì coachee cần suy nghĩ và động não.
Sự im lặng chánh niệm: Coachee trở thành người quan sát những gì họ cảm thấy, những gì họ cảm nhận được trong cơ thể, những suy nghĩ lướt qua tâm trí, gạt bỏ lăng kính phán xét sang một bên. Lúc này coach chỉ cần quan sát để nhận thức rõ hơn và tiếp xúc với coachee.
Sự im lặng kỳ diệu: Đây là sự im lặng trước khoảnh khắc “aha moment”. Tại đây, coachee đang trải nghiệm niềm vui và một loại giác ngộ, và một sự thay đổi diễn ra. Kể từ thời điểm này, những thay đổi trong câu chuyện và những khả năng mới mở ra trước mắt coachee.
Sự im lặng bên trong: Sự im lặng của coach khi đang cố gắng không nói lên tiếng nói bên trong. Khi Coach đang trở nên thiếu kiên nhẫn, muốn chuyển sang giải pháp, đưa ra lời khuyên, chỉ đạo hoặc phán xét khách hàng. ( Sự im lặng này dành cho coach là chính)

Sự im lặng tập trung: Sự im lặng trước một phiên coach. Là một người coach, chúng ta có thể dành vài phút tập trung vào hơi thở của mình để đạt đến mức độ bình tĩnh bên trong, tập hợp sức mạnh, tập trung và cân bằng (trong cơ thể và tâm trí). Bằng cách đó, chúng ta đang chuẩn bị để có mặt trong buổi coach, chúng ta nạp lại năng lượng, chúng ta kết nối với mọi thứ xung quanh và buông bỏ mọi mối bận tâm. Hoàn toàn tập trung vào một điều duy nhất. Coachee.

NHỮNG ĐIỀU MUỐN NÓI THÊM VỀ SỰ IM LẶNG TRONG COACHING:

  • Đừng sợ hãi hoặc bị đe dọa bởi thời gian dài im lặng.
  • Im lặng là một quá trình năng động. Đừng cố gắng lấp đầy những khoảng trống.
  • Khoảng thời gian im lặng có thể tượng trưng cho tầm quan trọng của một vấn đề.
  • Cố gắng duy trì giao tiếp bằng mắt nhẹ nhàng và để coachee “ được là” chính họ.
  • Chú ý tất cả những khoảng lặng nhỏ của coachee cùng với ngôn ngữ cơ thể của họ.
  • Quản lý cẩn thận việc sử dụng sự im lặng trong khi thực hiện phiên coach
Điều quan trọng đối với một coach là hiểu những gì đang được truyền đạt bằng sự im lặng trong mọi thời điểm của phiên coach. Đây là lý do tại sao chúng ta với tư cách là người coach, chúng ta phải trả lời ba câu hỏi:
Mình cảm thấy thoải mái như thế nào với tư cách là một coach với sự im lặng?
Mối quan hệ của mình với sự im lặng trong phiên coachlà gì?
Sự im lặng có ý nghĩa gì với mình trong phiên coach?
Đối với coachee, sự im lặng cho phép thời gian để xem xét ý nghĩa thực sự của những gì đã được thảo luận và có thể là một hồi chuông cảnh tỉnh.
Im lặng là hoạt động. Đó không phải là sự vắng mặt của lời nói mà là sự hiện diện tích cực chúng ta có thể dành cho coachee của mình.

You Might Also Like

No Comments

    Leave a Reply